Ý nghĩa lịch sử ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975
Ngày toàn thắng 30-4-1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử nước ta, mang tầm quốc tế và thời đại. Chiến thắng đó đã mở ra kỷ nguyên mới đối với dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên CNXH.
Ngày 30/4 là ngày gì?
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là Ngày 30 tháng Tư, Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước (tên gọi của Nhà nước Việt Nam) hoặc ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ (Fall of Saigon) (cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài.
Nguồn gốc lịch sử của ngày 30/4/1975
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Hình ảnh chiếc xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1795
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử của dân tộc ta và dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đưa đất nước cùng cả dân tộc hân hoan trong ngày hòa bình độc lập thống nhất hai miền Nam Bắc, non sông thu về một mối, là dấu mốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2023)
Tinh thần chiến thắng 30/4 đang cổ vũ chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. Ý chí quyết chiến quyết thắng thôi thúc chúng ta không cam chịu cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ thời cơ giúp chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, vượt lên khó khăn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay… Và nữa, bài học từ phát huy sức mạnh hoà hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo chúng ta tiếp tục có những chính sách khuyến khích hiền tài, khơi nguồn lực của toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh xã hội…
Với mong muốn tái hiện trang lịch sử hào hùng đó của dân tộc, Royal Gift đã chế tác thành công Bức tranh Dinh Độc Lập mạ vàng, chân thực đến từng chi tiết nhỏ.
=> Xem thêm: Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024
Chiến tranh càng lùi xa, chúng ta càng gìn giữ và phát huy tối đa giá trị tinh thần mà ngày chiến thắng 30/4 mang lại, để dân tộc mãi mãi hoà bình và thịnh vượng.
Những chủ đề liên quan ý nghĩa lịch sử ngày Giải phóng Miền Nam 30/4
Ngày 30/4 là ngày gì
Nguồn gốc ngày giải phóng miền nam
Ngày giải phóng miền nam là ngày nào
Ý nghĩa ngày 30/4
Lịch sử ngày 30/4