Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa ngày lễ Phật Đản
Ngày lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, được các tín đồ Phật giáo và dân chúng đón nhận.
Lễ Phật đản 2023 là ngày bao nhiêu?
Phật Đản từ lâu được biết là ngày sinh của Đức Phật, còn có tên gọi là Đại lễ Phật đản hay Đại lễ Vesak. Đây là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, vào năm 624 trước công nguyên, lễ Phật Đản diễn ra vào ngày 15/4 âm lịch hàng năm.
Năm nay 2023, đại lễ Phật đản rơi vào Thứ Sáu, ngày 26/5 dương lịch (tức ngày 15/4 âm lịch).
Nguồn gốc của Lễ Phật đản
Lễ Phật Đản là một trong những ngày quan trọng được tổ chức hàng năm của các Quốc gia theo đạo Phật. Theo đó, ngày lễ Phật đản Được hiểu là ngày kỷ niệm Đức phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni (tức ngày 15 tháng tư âm lịch). Ngoài ra, cũng có một cách gọi khác theo tiếng Pali gọi được gọi là Vesak. Chính vì vậy, nhiều người gọi ngày là là Lễ phật đản hoặc lễ Vesak đều đúng.
Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Về nguồn gốc của Đức Phật Thích Ca, xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm của Vương tộc Thích Ca, là con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada. Theo lý giải của phái Nam tông, Ngài là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước công nguyên. Còn theo theo lý giải của phái theo Bắc tông, ngày được cho là sinh ra vào ngày mùng 8/4 âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni, Nepal.
Vì thế, ở các nước theo đạo Phật, theo lý giải của phái Nam tông, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày rằm tháng tư hàng năm, nhằm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Ý nghĩa của ngày Lễ Phật Đản
Hàng năm, lễ Phật Đản được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trang trọng, trở thành một trong những lễ hội lớn của dân tộc. Chính vì lẽ đó, nhiều người còn gọi ngày Phật Đản là Mùa Phật Đản, thể hiện sự hoà chung niềm vui mừng ngày Đức Phật ra đời với mọi người trên Thế Giới.
Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để khuyến khích người dân với truyền thống văn hóa Phật giáo ở Việt Nam, cùng với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Do vậy, đại lễ Phật Đản hàng năm luôn được tổ chức rộng lớn, long trọng, thu hút số đông người tham gia, kể cả những người không theo Phật giáo.
Lá Bồ Đề mạ vàng thể hiện cho sự tôn quý như chính lòng tin của mỗi người về đức Phật.
Vào ngày Phật Đản, các hoạt động thường được tổ chức như:
Vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng cho các Phật tử
Giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả)
Bố thí và làm việc từ thiện, như tặng quà, vật chất cho những người khó khăn trong cộng đồng.
Thêm nữa, các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm việc công ích, nghe thuyết giảng về điều tích cực trọng cuộc sống, rồi tự chiêm nghiệm, ngẫm về bản thân, giúp cho tâm hồn được thanh tịnh, bình an.
Nghi thức Lễ Phật đản
Như đã đề cập ở trên, lễ Phật Đản là ngạy hội lớn, luôn được tổ chức trang trọng ở Việt Nam. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào 15/4 âm lịch, Giáo hội ở khắp nơi trên cả nước còn tổ chức diễu hành, thả hoa đăng, làm lễ, thuyết giảng về Phật pháp cùng với các buổi văn nghệ đặc sắc...
Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông....
Tại các chùa, hằng năm Phật tử thường dựng lễ đài lớn, trang trí các xe hoa đẹp mắt nhưng đều được thực hiện sao cho không gây lãng phí.
Những chủ đề liên quan nguồn gốc ra đời và ý nghĩa ngày lễ Phật Đản
Lễ phật đản là ngày nào
Ý nghĩa ngày lễ phật đản
Nguồn gốc ngày lễ phật đản
Các nghi thức lễ phật đản