Giỏ hàng

Hướng dẫn tổ chức Lễ mừng Thọ đúng nghi thức

Chắc hẳn chúng ta không có ai xa lạ gì với Lễ mừng Thọ, đây là phong tục tốt đẹp, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn có từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Tuy nhiên cách thức tổ chức hay nghi thức mừng thọ cụ thể ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong loạt bài về Lễ mừng thọ của Royal Gift, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Cách thức tổ chức Lễ mừng Thọ theo đúng nghi thức truyền thống.

Những cách tổ chức Lễ mừng Thọ cơ bản

Trải qua nhiều thay đổi theo dòng chay lịch sử, đến nay có thể chia lễ mừng Thọ thành 3 loại cơ bản.

Tổ chức theo kiểu truyền thống

Lễ tiết truyền thống của lễ chúc thọ vẫn còn được truyền thừa khá nhiều, nhưng cũng lược bớt những lễ tục phức tạp của kiểu cũ. Ngày xưa, mừng thọ gọi là “noãn thọ”. Trong ngày này, thứ nhất con gái và con rể mang lễ vật trở về nhà gái, cùng cha mẹ và người nhà dùng tiệc tối.

Mừng thọ là dịp để con cái, người thân thể hiện tình cảm tới bậc cha mẹ, cao niên trong gia đình.

Thứ hai, trong nhà bố trí sẵn thọ đường, sắp xếp bày biện quà mừng thọ của con cái, họ hàng và bạn bè.

Ngày mừng thọ vào hôm sau trong nhà thiết tiệc khoản đãi họ hàng bạn bè, thông thường phải tiến hành lễ khấu bái của thời xưa truyền lại. Ở thành thị, ngày nay nhiều gia đình tổ chức tiệc mừng thọ ở nhà hàng, quán ăn.

Tại nơi bố trí thọ đường, nghi thức mừng thọ và rượu mừng cùng đồng thời tiến hành. Trình tự nghi thức có thể nhiều hay ít, thông thường là kết hợp với xưa và nay, phương Đông và phương Tây.

Lễ mừng Thọ kiểu hội nghị

Hình thức mừng thọ này chủ yếu tổ chức mừng thọ cho những người già 80 tuổi trở lên, có những cống hiến cho xã hội, đức cao vọng trọng, hoặc là những người đã về hưu.

Thông thường do cán bộ lão thành phụ trách, lễ chúc thọ được tiến hành với hình thức hội nghị, trong phòng hội nghị treo những bức hoành, câu đối chúc thọ, trang trí cầu kỳ thọ đường, treo bình phong.

Nghi thức chủ yếu do đơn vị lãnh đạo phụ trách, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và những thành tích trong công tác của người được mừng thọ, sau đó chúc người già được trường thọ và tặng Quà mừng Thọ.

Lễ mừng Thọ kiểu song quan

Đây là hình thức chúc thọ được giới văn hóa học thuật khởi xướng trong những năm gần đây kết hợp với những việc khác. Kiểu này lại phân làm hai loại, thứ nhất là kết hợp lễ chúc thọ với những kỷ niệm thời trẻ khi làm việc, như “mừng thọ 90 tuổi và tròn 70 năm công tác trong ngành giáo dục” v.v…

Hoạt động này vừa chúc thọ, vừa để kỷ niệm sự nghiệp của người đó, nhắc lại những thành tích để khích lệ, cổ vũ cho những người đi sau.

Tượng đôi Hạc phúc lộc với lời chúc ông bà, cha mẹ có một cuộc sống trường thọ, an nhiên.

Hoạt động này thông thường là do đơn vị hoặc đoàn thể có liên quan tổ chức, lấy phương thức từ lễ kỷ niệm cho đến thảo luận học thuật, ngoài bạn bè thân hữu ra, còn có đồng nghiệp, số người quá đông.

Hội nghị thông thường do lãnh đạo đơn vị hoặc đoàn thể chủ trì, các khách mời được phát biểu cảm tưởng, đại biểu chúc thọ.

Trong buổi lễ, người đại diện trịnh trọng giới thiệu tường tận những thành tích sự nghiệp của người được mừng thọ. Trường hợp này, những nhân vật chủ yếu và khách mời quan trọng của hội nghị sẽ được giới thiệu với mọi người.

Nghi thức tổ chức lễ mừng Thọ

Phần lớn lễ mừng thọ đều do con cái hoặc cấp dưới tổ chức. Những người có thành tựu sự nghiệp là do đơn vị, đoàn thể hoặc cấp dưới, học sinh, học trò v.v… tổ chức. Người chủ trì lễ thọ phải là người có địa vị trong gia tộc hoặc đơn vị công tác, hiểu được truyền thống tập tục mừng thọ.

Lên kế hoạch Lễ mừng thọ

Đầu tiên, sắp xếp thời gian lễ thọ. Trong dân gian, thông thường 50 tuổi mới tổ chức lễ mừng thọ. Lễ thọ thường được tổ chức vào lần sinh nhật tròn mười và phải long trọng hơn nhiều đối với những lúc bình thường.

Thời xưa lễ thọ phân ra làm thượng, trung, hạ, 100 tuổi gọi là thượng thọ, 80 tuổi gọi là trung thọ, 60 tuổi gọi là hạ thọ.

Thứ hai, rất nhiều nơi có tập tục “nam làm trên, nữ làm tròn”. Nam làm “trên” chính là “làm chín không làm mười”, ví dụ lễ thọ 50 tuổi thì làm lễ mừng thọ vào lần sinh nhật thứ 49, lễ thọ 60 tuổi thì làm lễ mừng thọ vào lần sinh nhật thứ 59. Nữ thì ngược lại, phải làm “tròn”, chỉ cần tròn 50 tuổi, 60 tuổi thì mới làm sinh nhật.

Thứ ba, ngày cụ thể mừng thọ có thể thay đổi, chính là nói không nhất định phải ngay ngày sinh nhật. Nhưng theo tập tục truyền thống, nếu muốn thay đổi ngày, chỉ có thể làm trước, chứ không dời ngày lại. Cho nên muốn thay đổi ngày làm lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ, thì phải dựa vào những nguyên nhân sau: nếu ông bà, cha mẹ đang không được khỏe mạnh; hoặc muốn kết hợp ngày mừng thọ cùng với ngày kỷ niệm sự nghiệp, công danh của ông bà cha mẹ.

Thứ tư, số tuổi càng cao, lễ thọ càng long trọng. Đây là vì tuổi càng cao, càng được người tôn kính; tuổi càng cao, con cháu càng nhiều; tuổi càng cao, ngày sống càng còn ít.

Tổ chức lễ mừng thọ chủ yếu gồm ba công việc chính: đó là phát thiệp mời, bố trí thọ đường, chuẩn bị thọ tiệc.

Phát thiệp mời

Khi làm lễ mừng thọ, thông thường việc đầu tiên là người nhà của nhân vật phát thiệp mời đỏ, thông báo ngày mừng thọ, mời họ hàng bạn bè đến chúc mừng. Ngày nay trên thị trường có in bán rất nhiều thiệp mời với mẫu mã phong phú đa dạng đẹp mắt, chỉ cần điền thông tin vào ô trống là được.

Thiệp mời trễ nhất là trước nửa tháng. Cũng có khi không gửi thiệp mời, dùng thư hay mời bằng miệng cũng được. Họ hàng thân thích qua lại thường xuyên thông thường không gửi thiệp mời.

Lễ thọ phổ biến là chỉ mời con cháu và họ hàng bạn bè thân của nhân vật, chứ không mời khách rộng rãi.

Bố trí thọ đường

Thọ đường là nơi chúc thọ người già. Trong nhà tổ chức thọ tiệc, thông thường thọ đường được thiết đặt ở phòng khách. Nếu thọ tiệc được đãi ở quán xá, nhà hàng, thì thọ đường sẽ được thiết đặt ở đó.

Chữ “thọ” được trang trí nổi bật nhất trong thọ đường. Từ hàng ngàn năm trước, người xưa đã có cách tổ chức thọ đường, đặc biệt họ đã phát huy đầy đủ nghệ thuật thư pháp truyền thống, lấy chữ thọ phồn thể biến hóa thành nhiều cách viết, hình vẽ nghệ thuật mang biểu tượng phong thủy cát tường.

Ngày nay, người ta thường treo bức hoành ngang ở thọ đường, trên bức tường chính diện thọ đường treo một chữ thọ hoặc hình bách thọ rất lớn. Một vài nhà còn dán chữ thọ hơi nhỏ ở cửa lớn, cửa hông, trên những vật dụng và thực phẩm có liên quan khác.

Tranh chữ Thọ thu pháp mạ vàng - Quà tặng mừng thọ độc đáo, cao cấp

Dưới thọ đường, thông thường còn bày lễ án (là một chiếc bàn hình vuông), những vật bày lên trên thường là đào tươi, bánh ngọt, hoa tươi và các loại trái cây v.v…

Trên bàn hương án, nên thắp nến cỡ lớn màu đỏ, trên mặt nến mạ vàng những câu chữ kiết tường như chữ “thọ”, “phúc như đông hải, thọ tỉ nam sơn” v.v… Khi bắt đầu lễ thọ thì thắp nến, vừa có ý nghĩa chúc mừng, vừa tăng thêm bầu không khí vui vẻ.

Hai bên thọ đường và bức trướng chúc thọ, phải treo hoặc dán câu đối chuyên dùng cho việc chúc thọ. Câu đối chúc thọ có thể do chính người được chúc thọ tự biên soạn, cũng có thể do người nhà chuẩn bị, nhưng đa số là do họ hàng, bạn bè thân tặng.

Bên dưới thọ đường bày biện bàn tiệc để tiếp đãi khách mời, ngoài ra còn phải đặt một chiếc bàn trống ở góc phù hợp để bày biện quà tặng của khách mời.

Trình tự lễ mừng thượng thọ

Tại buổi lễ mừng thọ, người chủ trì cho buổi lễ thường là con trai cả hoặc có thể mời người dẫn chương trình chuyên nghiệp, mở nhạc cho không khí thêm vui vẻ. Ở cửa ra vào sẽ có một hay hai người con cháu đứng chào đón khách mời và nhận lễ mừng thọ. Trình tự nghi thức hoàn chỉnh là:

Thứ nhất, tuyên bố bắt đầu nghi thức chúc thọ người nào, bao nhiêu tuổi;

Thứ hai, con hoặc cháu út trong nhà đến đỡ nhân vật chính và mời ngồi vào ghế trước lễ án, chính giữa thọ đường;

Thứ ba, mở nhạc, đại gia đình và khách mời đồng ca bài “chúc mừng sinh nhật”;

Thứ tư, các con cháu dâng hoa, hành lễ mừng thọ;

Thứ năm, nếu trong hàng khách mời có nhân vật quan trọng, cần phải giới thiệu. Nếu khách mời gửi thư chúc mừng, câu đối chúc mừng, thơ mừng thọ v.v… người chủ trì chọn ra một vài bức tiêu biểu để đọc cho mọi người nghe;

Thứ sáu, người chủ trì giới thiệu sơ lược về cuộc đời và những đóng góp của nhân vật chính đối với gia đình, xã hội, thay mặt gia đình biểu thị lòng cảm tạ đối với khách mời đã đến dự;

Thứ bảy, mọi người lần lượt đến chúc mừng nhân vật chính, đầu tiên là con cháu, kế đến là họ hàng thân thuộc, cuối cùng là bạn bè, đồng nghiệp v.v…

Thứ tám, đại diện gia đình cảm tạ lời chúc. Trong trường hợp này, người xưa có quan niệm rằng bản thân nhân vật được chúc thọ sẽ không chính thức đáp tạ, cách làm này gọi là “tránh thọ”, biểu thị mình không muốn mọi người vất vả chúc thọ cho mình.

Cuối cùng, ca sĩ múa hát hoặc tiến cử người biểu diễn văn nghệ trong hàng khách mời cho đến khi tiệc tàn.

Tiệc mừng thọ

Tiệc mừng thọ là yếu tố quan trọng của lễ chúc thọ truyền thống. Thông thường, sau khi nghi thức chúc thọ kết thúc là mời dùng tiệc mừng thọ.

Tiệc mừng thọ cũng không có khác biệt gì nhiều so với những lễ tiệc thông thường, nhưng có những nội dung không thể thiếu.

Thứ nhất là chỗ ngồi trong buổi tiệc. Nhân vật chính đương nhiên sẽ ngồi hàng đầu, kế đến là họ hàng gần và khách quý, những chỗ còn lại sắp xếp cho người khác.

Thứ hai, trong buổi tiệc mừng thọ phải ăn mì, vì theo quan niệm truyền thống, món mì biểu thị ước muốn sống lâu.

Bộ Tranh Phúc Lộc Thọ với mong ước cuộc sống tốt đẹp: hạnh phúc, tài lộc và trường thọ

Thứ ba, đầu bếp phải biết chế biến và trang trí những món ăn có ngụ ý kiết tường, như “tùng hạc diên niên” chẳng hạn. Cầu kỳ hơn thì có phương diện món ăn, loại món ăn, tên món ăn v.v… Số món ăn phải trùng với “số 9”, tổng số món ăn phải là 9 hoặc bội số của 9. Vì số 9 tượng trưng cho chữ cửu, nghĩa là lâu dài, có ngụ ý là “thiên trường địa cửu”, mong muốn cho người già được sống lâu trăm tuổi.

Thứ tư, trong tiệc mừng thọ, con cháu và họ hàng phải kính rượu mừng thọ và chúc sức khỏe cho người già, sau đó khách mời cùng uống.

Thứ năm, khi tiệc tàn, chủ nhà phải tặng quà đáp lễ cho những khách mời tham dự tiệc mừng thọ.

Lời Kết

Dù tổ chức theo cách hiện đại hay truyền thống, thì mục đích chính của lễ mừng thọ luôn là bày tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu đối với bậc sinh thành. Cũng là ngày vui của bậc cao niên được sống trong cảnh quây quần và cảm nhận được tấm lòng của con cháu đối với mình. Thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc.

Ngày nay theo xu thế hiện đại, mọi người thường chọn mua những món Quà mừng Thọ được chế tác thủ công và vẫn đảm bảo độ sang trọng. Không những vậy quà mừng thọ còn phải mang ý nghĩa tốt lành gửi gắm đến người nhận. Để được tư vấn và phục vụ chu đáo về quà tặng mừng thọ, quà tặng Tết quý khách hàng vui lòng liên hệ với Hotline 090 313 0880, hoặc tham khảo thêm các gian hàng quà tặng của Royal Gift. Chúc quý khách sớm tìm được món quà ưng ý cho mình và người thân.

Những chủ đề liên quan cách tổ chức lễ mừng thọ

Tổ chức lễ mừng thọ đúng nghi thức

Công tác tổ chức lễ mừng thọ

Nghi lễ mừng thọ truyền thống

Quà tặng mừng thọ độc đáo

Quà tặng cao cấp mừng thọ bố mẹ

 

 

Lê Tân Việt

Tôi là Lê Tân Việt người sáng lập Royal Gift - Quà tặng Hoàng gia. Là thương hiệu tiên phong trong công nghệ mạ vàng và chế tác Quà cao cấp tại Việt Nam. Với ước muốn xây dựng thương hiệu Quà tặng của người Việt, chế tác thủ công bởi người Việt. Những món quà do Royal Gift chế tác đều mang dấu nét về vùng miền, văn hoá và địa danh lịch sử của Việt Nam, những món quà phù hợp để tặng cho du khách, chính khách và người nước ngoài.

Hy vọng, thông qua những bài chia sẻ sẽ giúp các bạn lựa chọn được những món quà ý nghĩa, cũng như những chia sẻ, góp ý để giúp thương hiệu quà tặng của người Việt thành công hơn nữa

Rất mong nhận được những comment nhận xét của bạn bên dưới, hoặc có thể chia sẻ trực tiếp với mình theo thông tin:

Facebook:  Lê Tân Việt  | Royal Gift

Instagram: 

https://www.instagram.com/tanvietrg/

https://www.instagram.com/quahoanggia/